Huấn Luyện An Toàn Cho Cán Bộ An Toàn Nhóm 2

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ, VSLĐ

  1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động
  3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
  4. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ATLĐ, VSLĐ

  1. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  2. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
  3. Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;
  4. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  5. Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động
  6. Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  7. Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  8. Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  9. Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  10. Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  11. Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

III. NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ATLĐ, VSLĐ Ở CƠ SỞ

  1. Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất
  2. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động
  3. Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở
  4. Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

IV. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, CÁC CHẤT PHỔ BIẾN PHÁT SINH CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI, QUY TRÌNH LÀM VIỆC AN TOÀN

  1. Tổng quan về thiết bị áp lực
  2. Tổng quan về thiết nâng, thang máy
  3. Kỹ thuật an toàn điện
  4. ATLĐ với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất
  5. ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất
  6. ATLĐ, VSLĐ trên công trường xây dựng
  7. Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động

V. KIỂM TRA, SÁT HẠCH KẾT THÚC KHÓA HUẤN LUYỆN
 

Giảng Viên của chương trình huấn luyện là các giảng viên của cục an toàn, các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao có tâm huyết và có chứng chỉ giảng viên do cục an toàn lao động cấp theo thông tư 27/TT-BLĐTBXH.

Chương trình có thể được tổ chức tại các doanh nghiệp hoặc tại trung tâm của, thời gian của mỗi khóa huấn luyện có thể kéo dài 2 ngày.

Để biết thêm thông tin hoặc nhận tài liệu giới thiệu chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ với Bộ Phận Tư Vấn Đào Tạo qua số điện thoại 0349.461.678 hoặc email linhduy.hse@gmail.com.

Tin tức liên quan

0888 412 178

Contact Me on Zalo